Các xét nghiệm giúp phát hiện viêm loét dạ dày, tá tràng

Một trong những căn bệnh phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới đó là bệnh bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là ở những nước chưa và đang phát triển.

Việt Nam nằm trong nhóm nước có nhiều người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhiều nhất. Theo thống kê của Bộ y tế, bệnh đau dạ dày chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm bệnh về tiêu hóa. Việc điều trị bệnh đau dạ dày nói chung và bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nói riêng rất cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý cũng như việc chữa bệnh cần đúng cách với thể trạng từng bệnh nhân.

Hiện nay, để xác định mình có mắc bệnh đau dạ dày,

baosuckhoehangngay.hatenablog.com

hay không thì ngoài những dấu hiệu mô tả cho bác sĩ, bệnh nhân cần phải thực hiện một hay nhiều xét nghiệm trước khi chuẩn đoán.

Vậy đó là những xét nghiệm nào?

Chuẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng qua xét nghiệm nội soi

Đối với các bệnh nhận muốn xác nhận chắc chắn mình bị đau dạ dày, hay bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thì cần thực hiện việc nội soi dạ dày. Đây là phương pháp phổ biến nhất ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.

Việc nội soi được tiến hành đơn giản, bác sỹ dùng một đường ống nhỏ kết hợp với máy móc, đưa đường ống đó vào dạ dày. Phương pháp này lại không tốn kém và thời gian thực hiện lại nhanh. Sau khi tiến hành nội soi bác sỹ sẽ biết được chắc chắn người đó có bị mắc bệnh hay không thông qua việc lấy mẫu từ chính dạ dày của bệnh nhân.

Kết quả nhận được là rất nhanh và rất đơn giản. Bằng phương pháp này bác sỹ không chỉ xác định bệnh một cách chính xác các bệnh lý ở thực quản, dạ dày và tá tràng, mà còn chắc chắn chuẩn đoán được vi khuẩn H.Pylori – đây là một chủng chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày cũng như xuất huyết dạ dày hiện nay.

Chuẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng qua xét nghiệm không cần nội soi

Để chuẩn đoán, xác định bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân không nhất thiết phải nội soi, mặc dù nội soi là phương pháp phổ biến. Đối với phương pháp này, người ta sẽ xét nghiệm bằng cách kiểm tra hơi thở của bệnh nhân.

Với phương pháp này, các bác sĩ, chuyên gia dùng nguyên tắc phân tích luồng khí thở người bệnh trước và sau khi uống một loại thuốc thử. Việc này nhằm mục đích để phát hiện một loại men do vi khuẩn H.Pylori tiết ra, dựa trên kết quả dương hay âm tính mà người ta sẽ kết luận là có mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hay không.

Xét nghiệm qua hơi thở không gây đau đớn cho người bệnh, tiết kiệm thời gian, đơn giản nhưng chi phí cao.

Một phương pháp khác để biết chắc chắn là có mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hay không là xét nghiệm máu tìm kháng thể. Đây là phương pháp thứ hai mà không cần nội soi. Xét nghiệm máu không phát hiện trực tiếp vi khuẩn trong dạ dày mà tìm một chất kháng thể tương ứng với vi khuẩngây bệnh  H.Pylori để biết hết nhiễm hay chưa. Phương pháp thử máu có ưu không cần nội soi, không gây đâu như nội soi  nhưng phương pháp này không chẩn đoán được các bệnh lý trực tiếp của thực quản, dạ dày và tá tràng.

Nếu bệnh nhân có một trong những biểu hiện của đau dạ dày hay cụ thể hơn là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì việc xét nghiệm để phát hiện bệnh là rất quan trọng. Vì chỉ có khi phát hiện bệnh sớm và chính xác thì mới có phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý bởi, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể do loại vi khuẩn H Pylori gây nên hoặc không do vi khuẩn này gây nên. Việc xác định đúng sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý, hiệu quả nhất.

Chính vì thế, nếu nghi ngờ mình mắc bệnh dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì không nên tự chữa trị mà nên tới các cơ sở ý tế, đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa để chuẩn đoán và chưa trị.

Viêm loét dạ dày, tá tràng có chữa khỏi được không?

Viêm loét dạ dày, tá tràng là căn bệnh ngày càng phổ biến ở nước ta, bất cứ ai cũng có thể là “nạn nhân” của căn bệnh này. Nhiều người có tình trạng bệnh kéo dài, bệnh thường xuyên tái phát nên có suy nghĩ là căn bệnh này không thể chữa được dứt điểm hoàn toàn. Vậy có phải điều đó là sự thật? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé!

Dạ dày chính là nơi lưu trữ và thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa thức ăn, vì vậy nó đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi lý do nào đó dẫn đến tình trạng viêm loét làm suy giảm chức năng dạ dày, gây nên các triệu chứng bệnh như ợ hơi, ợ chua, nôn, rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế khi có các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và tìm cách điều trị sớm, tránh để bệnh nặng thêm.

Viêm loét dạ dày có chữa dứt điểm được hay không?

Có không ít bệnh nhân có tình trạng bệnh kéo dài, chữa lâu không khỏi, bệnh thường hay tái phát do đó thường có suy nghĩ rằng khi bị viêm loét dạ dày thì không có cách nào để chữa dứt điểm. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chữa được dứt điểm căn bệnh này, với điều kiện người bệnh phải tuân thủ đúng phương pháp điều trị và phải có được chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

f:id:vanthiembui:20200521111409j:plain

 Những trường hợp bị viêm loét dạ dày chữa mãi không khỏi, đỡ đươc môt thời gian thì bệnh lại tái phát thì thường là họ áp dụng không đúng các phương pháp điều trị hoặc dùng các loại thuốc chữa bệnh không dứt điểm, cảm thấy bệnh thuyên giảm là ngưng thuốc ngay. Thêm vào đó người bệnh có những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý hại đến dạ dày làm cho bệnh đã chữa lại tái phát, bệnh cứ kéo dài dai dẳng mãi không thể khỏi được.

Cách chữa dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày

Như đã đề cập, viêm loét dạ dày là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu như người bệnh thực hiện đúng lưu ý sau đây:

1. Cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày

Tìm hiểu và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều kiện tiền đề để đưa ra những phác đồ điều trị, cách chữa bệnh phù hợp và hiệu quả.

Thường thì căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra, thường là:

  • Có thói quen ăn uống không khoa học, ăn uống thất thường, ăn quá no hoặc quá đói, ăn nhiều đồ ăn quá chua, cay, nóng.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, các loại đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá.
  • Do áp lực công việc, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Do sự xâm nhập của vi khuẩn Hp.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nữa như dùng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc chống đau nhức cũng có thể gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Ở mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau, vì vậy nếu muốn điều trị dứt điểm được bệnh thì việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là điều tất yếu.

2. Áp dụng phương pháp điều trị bệnh phù hợp

Với mỗi tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

- Bị viêm loét dạ dày không do vi khuẩn Hp: Nếu được xác định nguyên nhân gây bệnh không do vi khuẩn Hp thì bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc Tây như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng viêm, thuốc kháng tiết dịch vị dạ dày…

Bạn chỉ cần sử dụng đúng liều lượng và loại thuốc mà bác sĩ kê trong đợn thì sau 1 thời gian bệnh sẽ khỏi.

f:id:vanthiembui:20200521111403j:plain

Chữa dứt điểm viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây

- Trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp: Nếu bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì người bệnh phải thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ vạch ra, dùng kháng sinh điều trị viêm loét kết hợp với các biện pháp để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp. Thông thường, để làm tăng hiệu quả chữa bệnh, các bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh kết hợp với các loại thuốc giảm dịch vị acid dạ dày. Thực hiện đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh của bạn sẽ được chữa lành nhanh chóng.

3. Cần phải xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt cho khoa học

Bệnh viêm loét dạ dày chủ yếu là do thói quen ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt không tốt gây ra. Vì thế, để chữa dứt điểm được bệnh và cũng là để ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát, bạn cần phải thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt của mình theo hướng tích cực. Cụ thể:

  • Cần ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi và các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như trứng, sữa, các loại ngũ cốc…
  • Không ăn những loại thức ăn gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn như thực phẩm khô cứng khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn được chế biến sẵn.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
  • Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, không được thức khuya vì nó sẽ làm hại cho dạ dày của bạn.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
  • Nên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì vấn đề thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt theo hướng tích cực cũng quan trọng không kém trong điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày. Mặc dù thay đổi thói quen hàng ngày của mình không phải là điều dễ dàng gì nhưng để bệnh tình của mình nhanh chóng được chữa khỏi thì không còn cách nào khác là bạn phải cố gắng thực hiện.

Lời kết:

Viêm loét dạ dày là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, nếu như tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị sớm thì rất có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Bệnh càng để lâu càng khó chữa. Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nếu nghi ngờ mình đã bị viêm loét dạ dày thì hãy nhanh chóng đi khám và điều trị sớm để bảo sức khỏe cho chính mình.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về bệnh viêm loét dạ dày cũng như là cách chữa trị chứng bệnh. Hi vọng bài viết này giúp ích được cho bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi. Chúc bạn mau khỏe!

Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, những năm gần đây, bệnh ung thư dạ dày có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên số người được phát hiện sớm ung thư dạ dày tại Việt Nam rất ít, do người dân không có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo, đến năm 2030 sẽ có khoảng 22 triệu ca mắc ung thư mới và 13,2 triệu ca tử vong vì căn bệnh ung thư dạ dày. TS. Nguyễn Tiến Quang, Trưởng khoa điều trị A, Bệnh viện K cho biết, ở Việt Nam có 126.000 ca mới mắc ung thư và 94.000 ca tử vong mỗi năm, dự kiến đến năm 2020 có khoảng 189.000 ca mới mắc. TS. Quang cho biết, theo số liệu ghi nhận ung thư, ung thư dạ dày đứng hàng thứ 2 ở nam và thứ 5 ở nữ. Dự báo đến năm 2020, cứ 100.000 nam giới có 24,5 người mắc ung thư dạ dày.

Việc chẩn đoán ung thư thường gặp nhiều khó khăn, 70% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn.

ai-co-nguy-co-mac-ung-thu-da-day-1

Nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày

Ai dễ mắc ung thư dạ dày?

PGS.TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K cho biết, tại Bệnh viện K mỗi năm chỉ có 30 ca được phát hiện sớm ung thư dạ dày trong tổng số hàng nghìn ca. Nguyên nhân là do người dân Việt Nam chưa có thói quen đi khám bệnh định kỳ. Cũng như nhiều loại ung thư khác, ung thư dạ dày là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi với chi phí thấp nếu được phát hiện sớm.

Việc phát hiện sớm ung thư dạ dày cách hiệu quả nhất là nội soi dạ dày. Có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày, với những người này cần đi tầm soát bệnh sớm và định kỳ. Bởi theo PGS Thuấn, việc phát hiện bệnh sớm thì điều trị càng đơn giản và hiệu quả.Với người bình thường, đặc biệt là người từ 40 tuổi trở lên cần đi nội soi dạ dày định kỳ từ 1 -2  lần mỗi năm để phát hiện những bất thường. Người dưới 40 tuổi, sau nội soi thấy bình thường thì những lần sau có thể soi thưa hơn, như 2 năm nội soi 1 lần, PGS Thuấn khuyên.

ai-co-nguy-co-mac-ung-thu-da-day-2

Dưới đây là một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày:

  • - Có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột từng mắc ung thư dạ dày.  Theo thống kê, những người trong gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4 lần những người khác.
  • - Những người có viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc đều có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Hay những người bị viêm dạ dày mạn tính có nhiều dị sản ruột có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày hơn các bệnh nhân khác.
  • - Những người bị hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình, những polyp này rất dễ trở thành ác tính.
  • - Người có tiền sử nhiễm HP dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy có từ 35 – 90% bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày có liên quan tới nhiễm khuẩn HP.

Nội soi dạ dày là cách hiệu quả phát hiện sớm ung thư dạ dày.

  • - Người bị cắt dạ dày, dịch mật trào ngược gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tiến triển thành ung thư dạ dày.
  • - Người có thói quen ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nitrat như ngũ cốc mốc, thịt hun khói, thực phẩm ướp nhiều muối. Khi vào dạ dày, các nitrat sẽ phản ứng với các amin tạo thành các nitrosamine, từ đó dẫn tới nguy cơ gây ung thư.
  • - Theo các chuyên gia y tế, ngoài việc tầm soát sớm bệnh ung thư dạ dày, cần có lối sống khoa học, lành mạnh, khi bị nhiễm khuẩn HP dạ dày cần điều trị đúng phác đồ … là những lời khuyên hữu ích để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày “gõ cửa”.

5 nguyên nhân gây ung thư hàng đầu không phải ai cũng biết

Ung thư đang là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình khi tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Vì thế, hiểu rõ các nguyên nhân gây ung thư phổ biến sẽ giúp mọi người tránh được cánh cửa “tử thần”. 

Nguyên nhân gây ung thư có tỷ lệ cao nhất là do di truyền

Trong số các nguyên nhân gây ung thư thì tính chất di truyền là điều không ai phòng tránh được. Một số bệnh ung thư thường gặp do di truyền là ung thư vú, ung thư buồng trứng. Nếu trong gia đình, họ hàng bạn có người đã từng mắc các bệnh ung thư thì các thế hệ con cháu sau này cũng có nguy cơ bị ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ mắc bệnh. Vì thế, để sớm phát hiện bệnh, nếu người nhà có người từng mắc ung thư thì những người liên quan trong gia đình và các thế hệ sau nên thực hiện việc tầm soát ung thư sớm ngay cả khi chưa có các dấu hiệu cảnh báo ung thư. Việc tầm soát sớm sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường và ngăn chặn ung thư tiến triển, di căn.

Nguyên nhân gây ung thư do hút thuốc lá

Nếu bạn chỉ nghĩ đơn giản rằng hút nhiều thuốc lá chỉ có nguy cơ gây ung thư phổi thì bạn sai rồi. Tác hại của thuốc lá còn nghiêm trọng hơn nhiều. Ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư bàng quang, ung thư vùng mũi họng… đều có nguyên nhân là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên và trong thời gian dài. Tỷ lệ những người mắc ung thư do hút thuốc lá cũng cao hơn những người không hút thuốc. Do đó, nếu bạn đang là một người nghiện hút thuốc lá thì hãy thay đổi thói quen này, nên cai dần dần và bỏ hẳn nếu không muốn một ngày nào đó bị “tử thần” mang tên ung thư ghé thăm. Ngoài ra, nhóm đối tượng không hút thuốc là nhưng sống chung với những người hút thuốc như phụ nữ, trẻ em cũng có nguy cơ bị ung thư nếu hít phải nhiều khói thuốc thụ động. Vì thế, việc từ bỏ thói quen hút thuốc không chỉ tốt cho bản thân mà còn là cách để bảo vệ sức khỏe cho cả những người xung quanh mình.

Nguyên nhân gây ung thư từ thói quen ăn uống không lành mạnh

Uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thức ăn mặn, muối chua, thực phẩm có ướp, chứa các chất hóa học cũng là khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư gan, mật... Để phòng bệnh hiệu quả, bạn nên tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn bằng cách:

  • Không uống nhiều bia, rượu. 
  • Ăn nhiều rau xanh, sạch. 
  • Hạn chế ăn những thực phẩm nướng, muối chua, đồ lên men. 
  • Lựa chọn những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, không nên vì ham rẻ, ham nhiều mà mua thực phẩm bẩn, tẩm ướp hóa chất, chứa các chất gây ung thư…

Bên cạnh việc ăn uống điều độ, lành mạnh thì việc tập thể dục đều đặn, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng đúng cách cũng giúp giảm trừ bệnh tật hiệu quả, đẩy lùi các nguy cơ gây ung thư.

Nguyên nhân gây ung thư  ít ai ngờ nhưng ngày càng tăng cao - ô nhiễm môi trường

Môi trường làm việc nhiều khói bụi, ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư khoang miệng, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư lưỡi, ung thư hạch… Để tránh được sự ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường sống lên sức khỏe, bạn cần biết cách bảo hộ cho mình. Chẳng hạn, bạn phải thường xuyên đeo khẩu trang, ăn mặc kín đáo khi ra ngoài đường. Khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, chất hóa học thì cần mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay đảm bảo an toàn. Sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cần tắm rửa sạch sẽ, rửa tay chân bằng dung dịch rửa tay, diệt khuẩn để tránh đưa mầm bệnh vào cơ thể.

Ung thư cũng dễ “tấn công” do sự tiếp tay của virus, vi khuẩn

Đây cũng là nguyên nhân gây ung thư khá phổ biến, thường gặp. Các loại virus, vi khuẩn như virus Epstein-Barr (EBV) có liên quan đến ung thư vòm mũi họng, ung thư hạch; virus viêm gan B gây ung thư gan; virus HPV gây ung thư tử cung ở phụ nữ; vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày… Nguy hiểm hơn, nguyên nhân gây ung thư do virus, vi khuẩn thường rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc, ăn uống, quan hệ tình dục, truyền máu… Do đó, nếu không may mắc bệnh, bạn cần tuân thủ việc điều trị và tiếp xúc để tránh lây bệnh cho người thân và những người xung quanh. Trong đó, cần chú ý trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày: 

  • Không nên dùng chung đồ dùng, bát đũa, khăn mặt với người khác. 
  • Nên quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, nếu cần thiết nên sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm cho đối phương.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư. Ngoài yếu tố di truyền không thể thay đổi nhưng có thể tầm soát sớm thì những tác nhân khác đều có thể thay đổi, hạn chế tiếp xúc để giảm nguy cơ mắc bệnh, phòng chống ung thư. Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích trên đây, bạn đã biết cách để chủ động hơn trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư cho mình và người thân.